Chủ nghĩa tự do cổ điển là một quan điểm gắn với lý tưởng về việc hạn chế vai trò của chính phủ và phát triển tự do cá nhân bao gồm, tự do cho các vùng lãnh thổ, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do trên nhiều phương diện và thị trường tự do.
Chủ nghĩa tự do cổ điển phát triển từ thế kỷ 19 tại Tây Âu, và châu Mỹ. Mặc dù chủ nghĩa tự do cổ điển đã được xây dựng từ một ý tưởng có từ cuối thế kỷ 18, nhưng người ta chấp thuận và nhắc đến nó như một loại hình xã hội, chính phủ và chính sách công đặc biệt và được coi như là kết quả của Cách Mạng Công Nghiệp và đô thị hóa. Những cá nhân đáng chú ý có đóng góp lớn cho chủ nghĩa tự do cổ điển phải kể đến là Jean-Baptiste Say, Thomas Malthus và David Ricardo. Nó được xây dựng dựa trên kinh tế học Adam Smith, một cách hiểu mang tính tâm lý học về tự do cá nhân, luật tự nhiên và thuyết vị lợi (mỗi cá nhân đều hành động cho lợi ích của mình) và niềm tin trong toàn bộ quá trình. Các nhà tự do cổ điển thành lập các chính đảng của mình gọi là " Đảng tự do”, mặc dù ở Mỹ, chủ nghĩa tự do cổ điển đã đi vào thống trị tư tưởng của đa số các chính đảng hiện có ngày nay. Và dạo gần đây, trong thế kỷ 20, có một sự quan tâm trở lại tới chủ nghĩa tự do cổ điển với sự dẫn đầu của các nhân vật như Friedrich Hayek và Milton Friedman.
Vào cuối thế kỷ 19, chủ nghĩa tự do cổ điển phát triển thành chủ nghĩa tân tự do cổ điển, chủ nghĩa này cho rằng chính phủ phải nhỏ đến mức có thể nhằm cho phép sự hoạt động của tự do cá nhân. Và dạng cực đoan nhất là sự tán thành của thiên hướng xã hội Darwin (Social Darwinism, nếu dịch là chủ nghĩa xã hội Darwin thì có khả năng gây nhầm lẫn với chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa Marx,), đây là chủ nghĩa ủng hộ sự chọn lọc tự nhiên và sự tồn tại của những cá thể thích ứng tốt nhất với điều kiện sống. Chủ nghĩa tự do là dạng hiện đại của chủ nghĩa tân tự do cổ điển.
Khái niệm chủ nghĩa tự do cổ điển được sử dụng trong công tác đối chiếu soi xét sự khác biệt giữa chủ nghĩa tự do của đầu thế kỷ 19 và chủ nghĩa tự do xã hội ( ủng hộ sự tham gia của chính phủ vào việc thúc đẩy tự do của con người, tin rằng con người chỉ tự do khi khỏe mạnh hơn, được giáo dục và tránh xa khỏi sự ngheo đói, khốn cùng) mới hơn xuất hiện sau này trước thế kỷ 20, và một vài nhà bảo thủ và những người tin theo chủ nghĩa tự do sử dụng khái niệm chủ nghĩa tự do cổ điển để mô tả niềm tin vào sự ưu việt của của nền tự do kinh tế và một chính phủ có quy mô nhỏ ở mức có thể. Và khái niệm này không phải lúc nào cũng rõ ràng hay có hàm ý cụ thể (It is not always clear which meaning is intended), câu cuối không rõ nghĩa nên xin được trích dẫn tại đây.
Quan điểm cá nhân của người dịch
Có thể tóm tắt các khái niệm như sau Chủ nghĩa tự do cổ điển: Ủng hộ tự do cá nhân và hạn chế vai trò quy mô của chính phủ, hình thành đầu thế kỷ 19 Chủ nghĩa tự do tân cổ điển là một dạng phát triển của chủ nghĩa tự do cổ điển, hình thành vào cuối thế kỷ 19, đôi khi mang tính cực đoan đến mức tán thành thuyết chọn lọc tự nhiên kiểu Darwin trong kinh tế Chủ nghĩa tự do là khái niệm đề cập dạng hiện đại của chủ nghĩa tân tự do cổ điển Chủ nghĩa tự do xã hội ( một khái niệm mới xuất hiện trong bài viết): ủng hộ sự tham gia của chính phủ vào việc thúc đẩy tự do của con người, tin rằng con người chỉ tự do khi khỏe mạnh hơn, được giáo dục và tránh xa khỏi sự ngheo đói, khốn cùng.
Kết hợp mới một số khái niệm tại các tài liệu khác
Chủ nghĩa tân tự do: vẫn ủng hộ sự tự do kinh tế, nhưng nhận thấy cần có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế để tránh khủng hoảng hay suy thoái ( Chủ nghĩa này hình thành và phát triển là hệ quả của những khủng hoảng kinh tế trong thế kỷ 20 )
Vậy nếu đem so sánh, chủ nghĩa tân tự do và tân tự do cổ điển hoàn toàn khác biệt về mặt quan điểm, tính chất và khái niệm.
|